Tranh cãi The Body Shop

Tháng 9/1994, một phóng sự điều tra mang tên: "Hình ảnh hoen ố: The Body Shop quá đẹp như vậy sao?" [12] (Shattered Image: Is The Body Shop Too Good to Be True?) của tác giả Jon Entine đăng trên tạp chí Đạo đức Kinh doanh – đã tạo ra hàng loạt những tranh cãi, dẫn đến hàng loạt những bài báo khác trên New York Times, chương trình ABC World News Tonight. Những bài báo này đã làm cho giá cổ phiếu của The Body Shop giảm đến 50% mà lúc đó The Body Shop được xem là kiểu mẫu của loại hình kinh doanh "trách nhiệm xã hội"

Tác giả Entine còn tiết lộ, người sáng lập Body Shop International, bà Anita Roddick ở Anh đã lấy cắp ý tưởng kinh doanh, tên thương hiệu, thiết kế cửa hàng và ý tưởng sản phẩm của The Body Shop, thành lập vào năm 1970 tại Berkeley, California của Peggy Short and Jane Saunders. Cả hai mở cửa hàng theo phong cách mùi hương/tinh dầu Pháp mà tại đó khách hàng có thể tự phối theo sở thích của mình. Bà Roddick sau đó đã bê nguyên xi ý tưởng kinh doanh này, thêm thắt nhiều tình tiết tạo thành câu chuyện "đi vòng quanh thế giới, tìm kiếm những thành phần thiên nhiên làm đẹp bí hiểm" Năm 1989, bà Roddick mua lại quyền sở hữu tên The Body Shop tại Mỹ và Israeli, và rồi sau đó chuỗi 5 cửa hàng tại Berkeley được đổi tên thành Body Time.

Bài viết cũng công bố thêm, những sản phẩm mà Roddick gọi là thiên nhiên thực chất lại chứa nhiều chất tạo màu, mùi thơm và chất bảo quản dưới dạng hóa chất tổng hợp. Rồi mặc dù bà Roddick luôn miệng nói đến từ thiện nhưng thực chất The Body Shop không hề tặng cho từ thiện một đồng nào trong suốt 11 năm đầu kinh doanh.

Bài báo "Hình ảnh hoen ố" đầu tiên dự kiến đăng khoảng 10.000 từ trên tạp chí Vanity Fair The năm 1994 nhưng sau đó bị yêu cầu ngưng đăng sau khi The Body Shop dọa kiện. Bài báo này sau đó mới được đăng vào năm 2004 dưới dạng sách của nhà xuất bản The Nation Books, có nhan đề "Bị xóa sổ không đăng vì quá nóng! " (Killed: Great Journalism Too Hot to Print).